Chuyển đổi giống ổi bằng phương pháp ghép - dễ thực hiện, hiệu quả cao - Ổi nữ hoàng-Đài Loan-Hồng Khuê
Điểm Tin:
Kính chào quí khách đến với website Hồng Khuê
Home » » Chuyển đổi giống ổi bằng phương pháp ghép - dễ thực hiện, hiệu quả cao

Chuyển đổi giống ổi bằng phương pháp ghép - dễ thực hiện, hiệu quả cao

Written By Unknown on Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014 | 23:04

Vừa qua, Hội Nông dân Việt Nam xã Tân Hưng đã phối hợp cùng Hội Làm vườn huyện Cái Bè đưa vào thí điểm mô hình chuyển từ cây ổi nghệ sang ổi Đài Loan bằng phương pháp ghép. Sau thời gian thí điểm, đến nay, các hộ dân áp dụng mô hình này đang rất phấn khởi bởi kết quả mang lại.

Ông Phạm Văn Lực thực hiện các bước ghép chuyển đổi giống ổi.
Ông Phạm Văn Lực, ở ấp 3, xã Tân Hưng có 4.000 m2 đất trồng ổi nghệ. Ông thử nghiệm chuyển đổi giống ổi trên 2 công, cứ ghép 2 cây, ông chừa lại 1 cây để đảm bảo nguồn thu nhập trong khoảng thời gian chờ 2 cây ghép cho thu hoạch. Ông cho biết, so với cây ổi ban đầu, cây ổi ghép có ưu điểm vượt trội: Ít sâu bệnh, sử dụng phân ít hơn, không cần phải ngắt đọt, tỉa cành nhiều nên ít tốn công chăm sóc hơn. Đặc biệt, chất lượng trái không khác so với cây ổi Đài Loan trồng bình thường: Vỏ ổi láng, thịt trắng, ngọt, giòn, hạt mềm và có mùi thơm.
Ổi Đài Loan, nếu trồng mới từ đầu, phải sau 1 năm mới có thể cho trái. Nhưng với cách làm này, sau khoảng 9 tháng, cây đã bắt đầu cho thu hoạch. Hơn nữa, rễ cây cũng cứng hơn, vững hơn, vì vậy có thể để được nhiều trái hơn. Bình quân mỗi cây cho 35 - 40 kg/năm. Với 150 gốc ổi ghép, mỗi lần, ông thu hoạch trên 300kg. Cứ 5 - 10 ngày thu hoạch một lần. Trung bình lúc thu hoạch, trọng lượng mỗi trái có thể đạt từ 300 - 500g. Hiện tại, với giá bán khoảng 13.000 đồng/kg (cao gấp 4 lần so với giống ổi nghệ), sau khi trừ chi phí, mỗi kg ổi, nông dân thu lãi khoảng 7 - 8 ngàn đồng/kg.
Ông Lực chia sẻ kinh ngiệm: Thực hiện mô hình này cần chú ý nhất ở khâu chuẩn bị gốc ghép, xử lý rầy và ký sinh trùng gây hại trước khi ghép cũng như trong suốt quá trình chăm sóc. Chọn ngọn ghép có khoảng 13 - 15 cặp lá, có đầy đủ nhựa, không quá già, cũng không quá non. Sau khi ghép khoảng 2 tuần, tháo miếng mủ quấn mối ghép ra, chỉ chừa lại phần mầm. Đợi đến khi phần mầm đó cho lên chồi được 3 cặp lá, tiến hành cắt bỏ cây mẹ. Sau khi ra trái được khoảng 2 tháng, phải dùng bao ni-lông để bọc từng trái một. Chú ý cần chọn loại bao có chất lượng tốt, không bị rách, mục bởi nắng, mưa. Bao đủ dày để bảo vệ trái không bị rám nắng. Trái ổi được bọc đúng cách sẽ có màu xanh đặc trưng rất đẹp mắt.
Ông Bùi Văn Tấn, chủ vựa trái cây Ba Lùn ở ấp 1 xã Tân Hưng cho biết: Mỗi ngày vựa thu mua khoảng 700kg - 1 tấn ổi Đài Loan, cao điểm, có ngày mua trên 1,5 tấn, nhưng vẫn có nhiều lúc "cháy hàng", ông phải đi tìm mua ở các nơi khác mới đủ số lượng. Đa số hàng được tiêu thụ tại các siêu thị, thị trường TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Tuy giá cao hơn những giống ổi khác, nhưng ổi Đài Loan vẫn đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nhờ cách chăm sóc cần mẫn, vườn ổi của gia đình ông lúc nào cũng xanh tốt, không bị sâu bệnh và cho trái quanh năm. Nói về dự định sắp tới của mình, ông Lê Văn Lực phấn khởi cho biết sẽ tiếp tục thực hiện mô hình này trên diện tích trồng ổi còn lại.
Share this article :

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

ĐANG ONLINE

TRA CỨU TỰ ĐIỂN

Kết quả tìm kiếm

NGÔN NGỮ TRUY CẬP

Tin Tức Đã Qua

 
Được Thiết Kế Bởi: Trần Hồng Việt Linh - Hotline: 0967.005.188 - 0942.576.065